Cháu chào Bác sỹ,
Cháu tên là H., ở tỉnh Thanh Hoá. Cháu muốn hỏi Bác sĩ về tình hình của vợ chồng cháu như sau: Vợ chồng cháu cưới nhau từ năm 2008, đến nay vẫn chưa có con. Vợ chồng cháu đã đi khám ở bệnh viện phụ sản TW, kết quả là cháu bị đa nang buồng trứng, còn chồng cháu bị không có tinh trùng. Tháng 01/2011 chồng cháu làm phẫu thuật nối ống dẫn tinh và mào tinh ở một bệnh viện. Tháng 4/2011 chồng cháu ra bệnh viện đấy để khám lại thì vẫn không có tinh trùng trong tinh dịch. Bác sĩ ỏ đấy cũng đã dùng phương pháp MESA đối với chồng cháu. Cháu hiện nay đang điều trị đa nang buồng trứng. Bệnh viện khuyên vợ chồng cháu thụ tinh ống nghiệm. Cháu muốn hỏi ý kiến Bác sĩ xem bây giờ vợ chồng cháu lựa chọn phương pháp nào là đúng và tốt nhất. Cháu mong Bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cháu cảm ơn!
Chào chị H.,
Có con là sự "góp vốn"
của hai người: vợ (cho trứng và
tử cung để thai phát triển),
chồng (cho tinh trùng). Do vậy, chữa
hiếm muộn là phải "nhìn" hết
cả hai người chứ không phải
chỉ chăm chăm chữa cho chồng hoặc
chỉ chữa cho vợ mà "quên" bệnh
của chồng. Chữa hiếm muộn, vì
thế, không có công thức chung
cứng nhắc, mà là một nghệ
thuật, tùy hoàn cảnh cụ thể:
bệnh tình của vợ, bệnh tình
của chồng, tuổi vợ, tuổi chồng,
khả năng tài chính, nghề
nghiệp của mỗi người, nơi cư
trú và tay nghề của bác sĩ,
trang thiết bị của bệnh viện.
Giả sử trường hợp của chị
bác sĩ sản khoa trả lời là
không thể có con tự nhiên
được, cần hỗ trợ sinh sản
bằng thụ tinh trong ống nghiệm thì
việc phẫu thuật cho chồng chị
có lẽ không cần thiết, mà
nên chuyển qua PESA (hút tinh trùng
từ mào tinh để thụ tinh trong
ống nghiệm).
Nếu đã phẫu thuật nối ống
dẫn tinh với mào tinh cho chồng chị
rồi thì cần chờ ít nhất
là 6 tháng để biết phẫu
thuật có thành công hay không
(có tinh trùng trở lại trong tinh
dịch).
Tôi không rõ chồng chị được thực hiện PESA lúc nào: trước hay sau khi phẫu thuật nối ống dẫn tinh với mào tinh. Nếu thực hiện trước thì phẫu thuật nối ống dẫn tinh - mào tinh gần như là vô nghĩa, vì với kỹ thuật PESA, bác sĩ dùng kim chọc vào mào tinh để hút tinh trùng, kim này sẽ làm bể nát ống mào tinh (ống này cực kỳ nhỏ, đường kính chỉ có 0,3 mm), nên sau đó rất khó tiến hành phẫu thuật nối ống dẫn tinh - mào tinh. Nếu thực hiện sau khi phẫu thuật nối ống dẫn tinh - mào tinh thì động tác chọc kim hút tinh trùng trong mào tinh của PESA cũng sẽ làm ống mào tinh bể nát, cái công nối ống dẫn tinh - mào tinh xem như bị đổ sông đổ biển.
Lời khuyên của tôi là, vì chồng chị đã được làm PESA rồi, nên chồng chị chỉ có thể có con bằng thụ tinh trong ống nghiệm. Hơn nữa, chị bị đa nang buồng trứng và bác sĩ sản khoa khuyên chị nên thụ tinh trong ống nghiệm, thì anh chị chỉ còn một con đường để có thể có con là thụ tinh trong ống nghiệm mà thôi.
Xin lưu ý, thụ tinh trong ống
nghiệm không phải là chiếc
đũa thần, tốn vài chục
triệu đồng là có con ẵm
về nhà. Tỉ lệ có thai vào
khoảng 30-40%, nghĩa là 100 cặp vợ
chồng tham gia làm thụ tinh trong ống
nghiệm thì sẽ có 30-40 cặp
có thai. Con số này thường
được công bố rộng rãi. Tuy
nhiên, thai dễ "rớt" dọc
đường, nên tỉ lệ thật
sự có em bé ẵm về nhà
có lẽ chỉ còn 20-25%, và con
số này thường không
được công bố. Ngoài ra,
chị cũng cần lưu ý đến
những biến chứng nặng có thể
xảy ra cho chị trong quá trình làm
thụ tinh trong ống nghiệm như quá
kích buồng trứng, chảy máu
nặng trong bụng hay trong bàng quang. Do
vậy, nếu đã quyết định
làm thụ tinh trong ống nghiệm, chị
nên chọn một bệnh viện có uy
tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Sau
cùng, chị cũng nên lưu ý
tới khả năng cháu bé dễ
bị bệnh tật do sinh non gây ra.
Chúc anh chị đạt được
ước nguyện.
(Trong mail chị có nói tới MESA. MESA là chữ viết tắt của Microsurgical Epididymal Sperm Aspiration, tức là vi phẫu thuật hút tinh trùng mào tinh. Kỹ thuật này rất khó thực hiện. Trước đây (1994), để lấy tinh trùng mào tinh làm thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ phải dùng kỹ thuật này. Sau này (kể từ 1998), MESA dần dần được thay bằng kỹ thuật PESA (viết tắt của Percutanous Epididymal Sperm Aspiration, tức là Hút tinh trùng mào tinh qua da). Kỹ thuật PESA đơn giản hơn rất nhiều so với MESA, nên ngày nay hầu như khi cần lấy tinh trùng mào tinh để thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ chỉ dùng PESA, không dùng MESA nữa. Tôi thực hiện MESA cho bệnh nhân từ tháng 2 năm 2002, nhưng kể từ năm 2003 thì tôi chỉ còn thực hiện PESA, trừ vài trường hợp hiếm hoi mới thực hiện MESA. Từ MESA, vì thế, chỉ có ý nghĩa lịch sử, nó thường được các bác sĩ sử dụng mặc dù thực chất bệnh nhân được thực hiện PESA, nên trong mail trả lời cho chị tôi không đề cập đến từ MESA, mà chỉ nói tới từ PESA).
TS BS Nguyễn Thành Như
Kính gửi: TS BS Nguyễn Thành Như. Thưa Bác sĩ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy Bác sĩ khuyên nên để...
Tốt nghiệp chuyên ngành Ngoại – Sản, Đại học Y Dược TP. HCM năm 1988 (hạng Danh Dự). Được đào tạo...
Chào anh P. ! Dương vật cấu tạo chính là 3 ống: 2 ống thể hang và 1 ống thể xốp. Các ống này được...
Các câu hỏi có thể viết tiếng Việt, questions can be in English, on peut poser des questions en...
Kính chào Bác sỹ Nguyễn Thành Như! Lời đầu tiên vợ chồng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bác sỹ Như...
Ngô Gia Hy, Ngô Thanh Mai, Nguyễn Thành Như. Chấn thương niệu đạo trước: can thiệp sớm? Tập san Sinh...
Chào bác sỹ! Cháu đã hơn 30, người yêu cháu gần 50 tuổi. Cả hai đều quá bận với công việc, anh ấy...
Con xin chào Bác sĩ, con có vấn đề này xin Bác sĩ tư vấn giúp con. Chuyện là như thế này ạ, bữa...
(Nguồn: Tuổi trẻ online...
Kính gởi Bác sỹ Như, Em là Ph., bị giãn tĩnh mạch tinh và được mổ ngày 21/3 vừa qua. Mổ ba vết...