• TS BS Nguyễn Thành Như
  • Tin trong nước
  • Chủ nhật - 14/09/2014 - (2,045 lượt xem)

Giãn tĩnh mạch tinh

Giãn tĩnh mạch tinh

http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200535/121155.aspx

03/09/2005 14:32
Một ca mổ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh

Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng thường gặp ở nam giới. Khi đứng, máu dồn xuống chỗ thấp: bắp chân (giãn tĩnh mạch chân), hậu môn (trĩ) và bộ sinh dục nam làm giãn các tĩnh mạch tinh hoàn. Trước đây nhiều người cho rằng giãn tĩnh mạch tinh chỉ có bên trái, bên phải hiếm gặp mà nếu có bên phải thì có thể do bướu thận phải gây ra. Ngày nay người ta nhận thấy cả hai bên đều bị với tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau, và thường là bệnh cả hai bên cùng lúc.

Ước tính có khoảng 15% nam giới bị bệnh này. Trong số những người bị hiếm muộn nguyên phát (chưa từng có con) do tinh trùng yếu thì tỷ lệ bệnh lên đến 40%. Những người bị hiếm muộn thứ phát (từng có con, "kế hoạch" vài năm, giờ cố gắng mấy cũng không có được đứa thứ hai) do tinh trùng yếu thì tỷ lệ bệnh này lên đến con số 80%.
Ngoài vấn đề vô sinh, người bị bệnh sẽ nhận thấy một bên tinh hoàn bị "xệ" (nếu bệnh một bên), hay cả hai cùng kém săn chắc. Nếu sờ phía trên tinh hoàn sẽ thấy có một búi lùng nhùng như búi giun lãi. Một số người, nhất là thanh niên, còn bị đau tưng tức rất khó chịu. Cơn đau thường đến khi dương vật cương hay đi lại nhiều, nằm nghỉ qua đêm thì hết. Có người đau đến mức sợ cương, không dám tập thể dục thể thao. Tinh hoàn cũng có thể bị teo dưới 10cc do giãn tĩnh mạch tinh lâu ngày.

Bệnh này có thể lầm với các bệnh khác ở bìu như thoát vị bẹn (sa ruột), nang thừng tinh, viêm mào tinh... Đã có trường hợp chẩn đoán là sa ruột nhưng khi mổ không thấy ruột đâu, hay chẩn đoán là nang thừng tinh nhưng mổ ra chỉ là một búi tĩnh mạch giãn to. Muốn biết có phải là bệnh giãn tĩnh mạch tinh hay không thì phải đến bác sĩ khám. Phương tiện khám tốt nhất không phải là máy siêu âm màu mà là... hai bàn tay và cái đầu của bác sĩ.

Thường thì không cần chữa bệnh giãn tĩnh mạch tinh trừ khi đau kéo dài (nhiều khi gây stress không học hành, làm việc được), và nhất là hiếm muộn mà tinh trùng yếu. Uống thuốc giảm đau có thể khỏi, nếu sau vài đợt uống thuốc mà không khỏi thì phải đi mổ. Nếu do hiếm muộn mà tinh trùng chỉ hơi yếu thì uống vitamine E và mặc quần rộng có thể có con được, nhưng nếu tinh trùng yếu rõ thì nên mổ sớm, vì để càng lâu thì tinh trùng càng yếu, và một ngày nào đó sẽ không còn tinh trùng trong tinh dịch. Khả năng có con sau mổ (từ 3 tháng đến 2-3 năm) là 60%, số còn lại thì phải nhờ kỹ thuật bơm tinh trùng phụ thêm để có em bé. Ngay cả khi trong tinh dịch không có tinh trùng thì mổ cột tĩnh mạch tinh giãn cũng có thể giúp tinh hoàn "hồi sinh", bệnh nhân có con được. Sau mổ tinh hoàn có thể nở to ra trở lại, đạt kích thước 15-20cc của người bình thường.

Có nhiều cách mổ, nhưng theo Goldstein, một chuyên gia hàng đầu về nam khoa của Mỹ, thì mổ hở ngả bẹn (háng) có kèm vi phẫu thuật là tối ưu. Đối với bệnh này, mổ nội soi, kỹ thuật cao thì chi phí cũng cao và tỷ lệ tái phát cũng cao.

 

Bảng so sánh của Goldstein (2002) về ưu, nhược điểm của các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh:

Nguyễn Thành Như

Số lượt truy cập

Các mục chính

Đọc nhiều nhất

Cùng một tác giả